Phát biểu tại diễn đàn, chuyên gia công nghệ đến từ hãng bảo mật AhnLab đã có dịp chia sẻ tới các lãnh đạo cấp cao và chuyên viên CNTT đến từ các Ngân hàng trong nước về giải pháp AhnLab MDS (Malware Defense System - Hệ thống phòng thủ mã độc) - Một mô hình bảo mật mạng tiên tiến có khả năng đối phó với các cuộc tấn công có chủ đích (APT), mã độc tống tiền (Ransomware) và đặc biệt là các mã độc mới hình thành có khả năng vượt qua các biện pháp phòng thủ truyền thống.
![]() |
Trong số 108 vật phẩm đi kèm với sự kiện được “gói ghém” trong các loot box, có 11 item thuộc dạng legendary skin – và đương nhiên đây là item được nhiều người chơi khao khát nhất. Để mua tất cả các item Anniversary, bạn phải tiêu tốn 56,465 credit, theo những người chơi Overwatchtrên trang mạng Redditnhắc tới.
Tính riêng các legendary skin đã có giá 3000 credit, tổng là 33.000 credit với 10 skin – gần bằng tất cả các item trong sự kiện Winter Wonderland Overwatch. Các skin chiếm 58,4% tổng giá trị các item của Anniversary, với 24 điệu nhảycó trị giá 18.000 credit. Thêm 48 voice line với 3600 credit và 25 bình xịt có giá 1875 credit, bạn đã có đẩy đủ mức giá cần phải chi tiêu rồi đấy!
Tỉ lệ loot box rơi ra item Anniversary của người chơi Trung Quốc tại thời điểm này vẫn chưa rõ ràng, và liệu nó có ảnh hưởng tới tất cả các khu vực khác trên toàn thế giới hay không vẫn đang là một câu hỏi. Tại đất nước đông dân nhất thế giới, mỗi 13,5 loot box sẽ ẩn chứa một legendary item.
Khi mà sự kiện Overwatch Anniversary chỉ kéo dài tới ngày 12/6, dường như rất ít người chơi có khả năng thu thập đầy đủ các item mà không ngừng chơi hoặc nạp vào hàng “tấn” tiền vào các loot box.
Người chơi Overwatchkhông thể mua credit – chỉ loot box. Đơn vị tiền tệ được Blizzard quy định trong Overwatchchỉ có trong các loot box hoặc thu được từ các item trùng lặp. Người chơi có thể kiếm loot box thông qua việc lên cấp độ, mặc dù nó là một lựa chọn tiêu tốn thời gian.
Các item của Anniversary rất tuyệt, vì thế hẳn là sẽ có nhiều người đang dồn toàn sức của mình để tích trữ được thật nhiều loot box.
None(Theo Dot Esports)
" alt=""/>[Overwatch] Người chơi khó có thể sở hữu tất cả các skin và emote của sự kiện Overwatch AnniversaryVà cứ như vậy, câu chuyện server private và cái nhìn của cộng đồng game thủ Việt Nam nói riêng luôn tiếp diễn. Đôi khi một bộ phận cộng đồng game thủ thường mặc định rằng server private được lập ra để… hút máu người chơi, hay là một cách kinh doanh mờ ám của một NPH nào đó.
Trong khi đó một số người vẫn cố gắng gắn bó với một vài server lậu vì đam mê. Thế nhưng thời gian qua, không ít những đơn vị đã dùng chiêu bài server lậu để kiếm lời ở làng game Việt.
Server lậu đã và luôn là nơi thỏa mãn đam mê
Trong khi làng game Việt phần đông vẫn có tư tưởng tẩy chay private server, thì vẫn còn đó những game thủ lâu niên, những người đầy tâm huyết với tựa game họ đã gắn bó trong khoảng thời gian thậm chí có thể dài bằng cả thập kỷ.
Khi tựa game họ từng gắn bó tại nước ngoài trong nhiều năm buộc phải đóng cửa vì lý do nào đó, thì private server dường như là lựa chọn duy nhất để họ lưu giữ những ký ức cũng như là nơi để anh em bằng hữu một thời trong game có được “lối về”, nơi gắn bó thường xuyên của cả một cộng đồng.
Lấy ví dụ, trước đây đã từng có những server World of Warcraft hay Aion Private được mở ra tại Việt Nam, hay trước đó có cả server private của một trong những tựa game hành động từng rất được lòng game thủ Việt Nam: GunZ Online. Về mặt lý thuyết, những tựa game đỉnh như trên, với số tiền bản quyền khổng lồ, rất khó có thể về được thị trường game online trong nước.
Chính vì thế, private server được cộng đồng những game thủ tâm huyết chung sức mở ra với tiêu chí phi lợi nhuận. Thay vào đó, niềm vui game của họ vừa được thỏa mãn, game thủ Việt Nam lại có được cơ hội chạm tay vào những tựa game ngay tại Việt Nam, với chất lượng đường truyền không đến nỗi nào, thay vì phải tìm đến những server nước ngoài, với ping “cao chót vót” và sự bất đồng ngôn ngữ khiến họ rất dễ chán nản trong quá trình khám phá game.
Khó cho game thủ
“Không có lửa thì lấy đâu ra khói?” Đó là một trong những bình luận được lưu tâm nhiều nhất trong một cuộc khẩu chiến trong cộng đồng game Việt Nam, giữa một bên là những người bảo vệ private server, và những game thủ có cái nhìn không mấy thiện cảm về những server “lậu”.
Quả thật, sau không ít trường hợp đáng tiếc đã xảy ra, quan niệm game lậu, server lậu không đáng chơi của một bộ phận game thủ hoàn toàn có thể hiểu được. Không có những cam kết một cách chắc chắn từ nhà phát hành hay những đơn vị, cá nhân vận hành server, thì rõ ràng quyền lợi của những game thủ thưởng thức game online dạng private cũng rất khó có thể được đảm bảo.
Ấy là chưa kể, lấy giả thiết nếu một nhà phát hành nào đó muốn kinh doanh game theo kiểu vô trách nhiệm, thì private server cũng là một lựa chọn hợp lý. Việc nạp thẻ, thu lợi nhuận của nhà phát hành nọ khi chạy server private cũng sẽ tỷ lệ thuận với rủi ro cho bất kỳ game thủ nào.
Bất kỳ lúc nào, cộng đồng người hâm mộ tựa game cũng sẽ phải nơm nớp sống trong lo sợ, rằng một ngày nào đó tựa game họ ưa thích sẽ biến mất không một dấu vết.Khi đó, theo lời của một game thủ gạo cội đã từng nói, “lòng tin mất đi nhiều khi còn lớn hơn cả số tiền đã bỏ vào game.”
Game thủ cần tỉnh táo
Trong những bài viết trước đây, nếu như không quản lý được việc thanh toán trực tuyến, thì những tựa game với server lậu vẫn sẽ hoành hành và gây hại cho game thủ. Chính vì lẽ đó, game thủ cũng cần có được sự tỉnh táo trước những tựa game online không có tên tuổi nhà phát hành cụ thể, cũng như có những dấu hiệu mờ ám để không trở thành con mồi của những chiêu trò đang hoành hành tại làng game nước ta hiện nay.
Theo GameK
" alt=""/>Chơi game online server 'không chính chủ': Game thủ Việt cần tỉnh táo